‘An Anatomy of Sadness’ by Bui Cong Khanh
Opening: 17:00 – 20:00 @ 15.11.2024
Duration: 15.11.2024 – 15.02.2025
Opening hours: T3 (Tue) – T7 (Sat) @ 11:00 – 18:00
Location: Sàn Art, B6.17&16, Millennium Masteri, Dist 4 , HCMCity, Vietnam
‘Chín chiều ruột đau’ – Bùi Công Khánh
Khai mạc: 17:00 – 20:00 @ 15.11.2024
Thời gian: 15.11.2024 – 15.02.2025
Giờ mở cửa: T3 (Tue) – T7 (Sat) @ 11:00 – 18:00
Địa điểm: Sàn Art, B6.17&16, Millennium Masteri, Quận 4
“As a child, I was haunted by dreams that wove through my feverish chills, drawing me into a three-dimensional space where my doussie wood bed stretched long and wide, with a green-and-red rush mat resembling a field of colorful crops. There I lay, exposed and alone on the ‘bed field,’ my eyes wide open, my body curled tight, squinting at a shadowy figure gliding by, shifting and transforming its shape like dark clouds. Terror gripped me as my body grew limp and swayed upon the bed, which kept deforming beneath me.
Until I grew up…”
Within these recurring dreams of an exhausted body, an awareness – and then an anatomy – took shape. This anatomy, aside from acknowledging abstract meanings assigned to the body, dissects the flesh to examine the blood and innards that once connected us to the body of our mother. Result? Pain? Disgust when confronted with an alienated endoscopy, compared to our imagination of the self? Waiting for death? Acceptance.
The artist Bui Cong Khanh and Sàn Art gladly invite you all to enter the space of ‘An Anatomy of Sadness’ to conduct a dissection of our bodies and contemplate these questions.
𝐀𝐛𝐨𝐮𝐭 𝐭𝐡𝐞 𝐚𝐫𝐭𝐢𝐬𝐭
Bui Cong Khanh graduated from the Oil painting department at the University of Fine Arts HCMC in 1998. From his undergraduate years, he expressed a keen interest in experimenting with new techniques and art forms. Since 2000, he has started practicing performance art and thus established himself as one of the leading performance artists in Saigon, alongside Ly Hoang Ly and others. During this time, he also created installation and video art that conceptually engage with social phenomena and negative aspects of development projects which forcefully displaced many communities from the land they belong to.
Ten years ago, Bui Cong Khanh decided to return to his hometown of Hoi An where he reconnected with his family. This reconnection shifts his interests to personal identity, the history of his family and community, and historical gaps faced by his ancestors.
“Hồi còn nhỏ nỗi ám ảnh của tôi là những giấc mơ xen lẫn giữa những cơn sốt nóng lạnh, lúc đó tôi cảm giác như mình đang bước vào một không gian ba chiều, cái giường gỗ gõ trở nên rộng thênh thang với cái chiếu cói in màu xanh đỏ nhìn như những đám ruộng trồng nhiều loại hoa màu khác nhau. Tôi nằm chênh vênh trơ trụi giữa “cánh đồng giường” tôi mở to mắt, cơ thể co rúm lại nheo mắt nhìn một ‘bóng hình’ đen thẫm, di chuyển và biến đổi hình hài như những đám mây đen. Tôi khiếp hãi vì sợ bởi vì lúc đó cơ thể của tôi mềm nhũn ra, chao đảo trên chiếc giường cứ biến dạng liên tục.
Cho tới lúc lớn lên…”
Chính trong những giấc chiêm bao nối dài của cơ thể mệt lả, nhận thức và sau đó một cuộc giải phẫu hình thành. Không chỉ thừa nhận ý nghĩa trừu tượng được gán lên cơ thể, mà mổ xẻ xác thịt để thấy máu và tim gan, một phần đã từng gắn kết với cơ thể người mẹ. Kết cục? Đớn đau? Kinh tởm khi nhìn cái nội soi xa lạ với hình dung về bản thân? Chờ đợi cái chết? Chấp nhận.
Nghệ sĩ Bùi Công Khánh và Sàn Art thân mời mọi người bước vào không gian của ‘Chín chiều ruột đau’ để tham gia vào một cuộc giải phẫu và nghĩ về những câu hỏi ấy.
𝐕𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐬𝐢̃
Bùi Công Khánh tốt nghiệp khoa sơn dầu từ trường Đại Học Mỹ Thuật TPHCM năm 1998. Ngay từ thời còn là sinh viên anh luôn là người thích khám phá những cái mới mẻ trong kỹ thuật cũng như các hình thức nghệ thuật hiện đại, bằng chứng là từ năm 2000 anh đã bắt đầu thực hành trình diễn và được xem là một trong những nghệ sĩ trình diễn đầu tiên của Sài Gòn cùng với Ly Hoàng Ly và những nghệ sĩ khác. Trong giai đoạn này Bùi Công Khánh cũng bắt đầu thực hiện các tác phẩm sắp đặt, video-art mang tính ý niệm sâu sắc về những vấn đề của xã hội và mặt trái của sự phát triển nhanh chóng dẫn đến sự dịch chuyển bắt buộc những cộng đồng cư dân ra khỏi nơi mà họ đã từng thuộc về.
10 năm trước khi Bùi Công Khánh quyết định quay về Hội An sinh sống anh đã có cơ hội gần gũi với gia đình, vì vậy mối bận tâm của anh đã bắt đầu xoay quanh về vấn đề bản sắc cá nhân, lịch sử gia đình cũng như cộng đồng mà cha mẹ và ông bà anh đã và đang thuộc về, những khoảng trống trong lịch sử mà họ đang gặp phải khiến anh phải đi tìm câu trả lời.
Reference: https://san-art.co/exhibition/an-anatomy-of-sadness
An anatomy of sadness
by Vicky Do
“What living thing are you searching for among the dead?”
The first life, being from the void
Biologically, an embryo is formed after the sperm and egg meet, resulting in fertilization. This basic event initiates a long sequence of complexities and debates concerning morality, philosophy, and existentialism. This small embryo marks its existence in the outer world when a machine records its first heartbeat. It is an instinctual language that, without anyone’s permission, the heart silently asserts a universal announcement: I begin to exist.
The gut and brain start to develop a week after that. They are aquatic beings, small embryos within a big womb, seeing and imitating each other. They are nurtured and protected from the dangers of the external environment. Tiny cells help the brain become an independent entity; it is wise, vigilant, and cautious; it becomes an organ that matures beyond its age, witnesses the birth of the senses, and observes a special relationship between the fetus and the mother’s womb. They know that covering their small bodies is a bigger one that strives to nurture and protect them from another world of unfamiliar things. The big body gets closer to them each day, and cells gradually form. That instinctual connection does not merely occur on a physical level but also through connections between the fetus and the mother. This forms a language it absorbs instinctively: the mother’s voice.
The mother’s voice is a complex of signals and sounds received by the brain surrounding the fetus’s comfort zone. Along with the formation of a body, the brain gets wiser. Mother can be an abstract concept, but it gradually gets used to the sound, the protector’s voice that connects with the first emotion of a human: safety. The baby’s gut connects with the mother’s, every emotion of the mother is communicated to it. That language is the origin of the mother tongue, the voice of instinct, the voice of fertility, the voice asserted from the mother’s innards that it listens and receives from the first realm of this life.
Ex utero, the second life
Its death is counted down from the moment of its first cry. Ex utero, the umbilical cord is cut, and the baby leaves the womb, leaves its first life behind to enter an unfamiliar world. From that moment, it is separated from the nest of permanent safety. The first cry tolls the bell, and the severed umbilical cord marks the first abandonment. The little baby still keeps part of the umbilical cord, connected with its innards, and part of the mother’s, Ariadne’s thread, a compass for it to survive in the wild labyrinth outside.
The brain is the smartest being within the human body, existing in parallel yet leading an independent life, one of spirit and knowledge that transcends other flesh organs. As it becomes conscious of life, it vaguely recognizes what awaits at the end of the road. The moment of realizing mortality marks the beginning of existential crises. If all roads lead to death, what is the meaning of life? It gets confused by the absurdity of existence, and therefore, just like others, it seeks the meaning of being, the purpose of life, hedonism, redemption, or even immortality. Where can these things be found? Knowledge, religion, political power, even extravagant pleasures. Yet even the omnipotent Sisyphus of Corinth, who drowns wayfarers in bloodshed for amusement and tricks Death in the depths of Tartarus, cannot escape the destiny of shouldering and repeatedly pushing the boulder up the hill. Is life that meaningless?
It finally comes a day when the mother disappears. The death of the mother is the second abandonment. Only the void remains, no mother, no other end of the thread, only desperate desolation. How can humans face such misery?
Pain and love have one thing in common, they both act like a disease, what they do is take away parts of this infected person and leave them with a pitiful sick body. Most of the time, humans only rely on their wise brains to stay on guard, and live rationally rather than drowning themselves in the sphere of sorrow. The brain has a mission it considers noble, tricking humans away from extreme emotions with the excuse of protecting its host. Protection from things their bodies cannot understand.
The second life is the longest yet it takes the most time to be ready for. Every pain eventually gets familiar over time. That is when the brain is ready to face it, the extreme emotion, the astray child. It is the moment when looking in the mirror one sees images of the mother returning in the eyes, the smile, and through its own voice. Here, the brain is ready to see pains deep within its flesh and gut, inside aquatic companions that have been with it since the first day. When the brain seeks ways to avoid the pain, the innards silently accept and live with it day by day. Pain connects to the other end of the thread, to the flesh and gut of its mother. And when the brain is ready to coin human misery, it knows how to use the legacy passed down from the mother.
The mother’s legacy is the instinctual voice, and the human body is not only a vessel of emotions, a counterpoint between external phenomena and the inner world, but also a sacred temple shared between the baby and its mother, the temple constructed by the mother’s blood and flesh.
So, the moment acknowledging its body is also when humans start to live the second life peacefully.
I have just one body in this one fate only.
The last life, a happy death.
The last life begins when humans accept their mortality. However, a long journey remains from when the brain relinquishes the pursuit of immortality to when it is ready for a new door into an unfamiliar life in which no one can return to offer it guidance.
The bleakest part of this last journey is the brain’s decay. The brain, the wisest, has always been the strongest warrior in the human machine. The brain has to witness the death of its mother, the collapse of the world around it. It protects humans by concealing the pain, telling sweet lies, casting misty veils to prevent painful memories from returning. When the second phase comes to an end, the brain has to witness the human body, the mother’s temple, decay day by day.
Ariadne’s thread, how can we bring about the gentlest death? A happy death, a beautiful death.
The second life begins when the brain accepts the decay of the body, and death, the last journey starts when the wise brain learns to let go of the body it once learned to venerate. Morphine. The brain gradually loses the sense of time, it sleeps like an old dog to prepare the body for things to come. It is dazed, no longer thinking, and completely silent. A lonely peace. As the countdown approaches its end, each part silently withdraws from life, zero, leaving the heart to complete the final mission: raise the universal language. I have ceased to exist.
The brain accepts leaving the body behind and departs. Ariadne’s thread brings it back to a once familiar status, a boulder like other boulders.
It reaches its happy death.
Appendix
For a child, spoken language is the closest thing to the mother’s voice that the brain recognizes during the first days spent in the womb. The voice is a companion, a surprise gift for the moment of separation from the umbilical cord, a voice formed from stories and lullabies. This unconscious formation marks the initiation of the child’s first language system: the mother tongue. An inherited language, a language running through the blood, heading towards the heart, the liver. So, learning a spoken language different from the mother tongue is an act of repeating behaviors of someone other than the mother, of learning a new habit for brain muscles to memorize. With this new spoken language, the child becomes a new person.
When did humans move away from pictographic language to understand each other through written characters? Perhaps the development of writing comes together with the rise of political communities at times when their identity required consistency in history, literature, and ideology. Written language is an abstract symbolized by a system of letters, the philosophical representation of a civilization. A culture with a complex linguistic system is a culture striving for diversity and profound literature, scholarship, and philosophy. Learning a written language indicates a deliberate act, different from the unconscious reception of spoken language. So, mastering a written language is an exercise for the brain. This process requires the brain to not only memorize and repeat a system of symbols but also accept a new ideology, a system of civilization, a different political identity.
Nỗi buồn – sầu – 悶 – 愁 – sadness – melancholy
So, how to understand buồn? Buồn (sadness), vui (joy), yêu (love), ghét (hate), khổ đau (suffering), hận thù(spite) – they are names the brain learns and records in its linguistic data. But what do they mean? The meaning-making process occurs when senses work together, for example, when the eyes see, the ears hear, the tongue tastes, the skin touches, these phenomena are transformed into signals and delivered to the brain. Then the brain processes them, it will analyze, sift through the data and define the input phenomena. But how to make sense of emotions? Most written languages are new languages, they are strange signs for the first learners. B-u-ồ-n, s-ầ-u, or s-a-d-n-e-s-s, hay m-e-l-a-n-c-h-o-l-y, are semiotics. For a child, all of them are equally alien.
Looking at etymology, the word buồn is a closest paronym of muộn 悶, in muộn phiền (distress). Dissecting Chinese characters to talk about sadness, we can roughly understand:
悶: heart radical心 , between 門 (door)
愁: heart radical 心 below 秋 (autumn)
We can see that in Chinese, the heart symbol or the heart radical is often used to express emotions, aside from sadness it also appears in 愛 (love: heart radical combined with ‘receive’ 受) or 悲 (tragic: also sad, the heart radical below ‘no’ 非). So, in a written language without a deep intellectual history, interpreting the semiotics of words requires an association to another language from which it borrows. For a child whose first language is Chinese, the interpretation of buồn, sadness or melancholy all trace back to Chinese, its first ideological reception.
However, if the first written language is Vietnamese, beyond accepting buồn as a name for a kind of feeling, how can the brain interpret that feeling? This is when it turns to Ariadne’s thread – the mother tongue.
To discuss nỗi buồn (sadness), a Vietnamese speaker also uses metaphors to relate their feelings with a thing can be seen, tasted, and touched. Sad as though their parents passed away, like a wilted banana leaf, like a dog tucking its tail, as if the rice coupon was lost. Or more profoundly, expressing the sadness via physical impacts on their body. Gut-wrenching, mushy gut, heavy-hearted, gut hurt as if being cut. A sensory metaphor.
The ancient Greeks invoked Mother Earth Gaia through oaths. In Greek mythology, mother Gaia was born from chaos, along with love, darkness, abyss and the underworld Tartarus – located deep underneath the earth. She makes love with her first son Uranus, the sky, and gives birth to the Titans, giant one-eyed creatures Cyclops and the monster Hecatonchire. Ashamed of their children’s monstrous appearance, Uranus casts the Cyclops and Hecatonchire into the abyss of Tartarus. The imprisonment of her children inside her womb causes tremendous suffering for the mother, and by creating volcanic lava, Gaia demands her Titans to forge weapons and overthrow the sky. Uranus is defeated and thus his youngest son takes over the throne.
As the cradle of the ecosystem, of natural symbiosis that nurtures life and death, the image of the earth, therefore, becomes the most sacred abstract above all. The mother Earth Gaia exists in the form of the most noble oath in ancient literature. Despite not knowing which comparison came first, the earth symbol is associated with the mother perhaps due to the earth’s ability to nurture and reproduce all beings from within or the depth and richness of the mother’s womb similar to the earth; for a visual artist, nonetheless, the earth is a primal and ancient material like the way a child instinctively recognizes and uses the mother tongue. However, the creation of a system of literature and philosophy holding value over time demands the artist to not only understand and master their languages but also think beyond their origin and times, beyond the sentimentality and the body storing it. A conceptual artwork’s ability to transcend the spectre of material depends on the artist’s capacity for abstraction, a thinker knows how to transform the material into their own languages and each artwork is a little philosophy of their own. Letting go of materiality to achieve the desire for freedom.
Ariadne’s thread helps Theseus escape the labyrinth and defeat the monster Minotaur. Afterward, he abandons Ariadne on an island and sails away to continue his ambitious adventure.
An anatomy of sadness
by Vicky Do
“What living thing are you searching for among the dead?”
Cuộc đời đầu tiên, hữu sinh từ hư vô
Về mặt sinh học, bào thai hình thành sau đụng chạm của tinh trùng và trứng tạo nên sự thụ tinh. Sự kiện đơn giản này là một khởi đầu cho một chuỗi dài những phức tạp và cãi vã của đạo đức, triết lý và hiện sinh. Phôi thai nhỏ bé đánh dấu sự hiện diện của mình với thế giới bên ngoài khi máy móc ghi nhận nhịp tim đầu tiên. Đó chính là một thứ ngôn ngữ bản năng, mà không cần ai cho phép, trái tim đã lặng lẽ giúp nó đưa ra một lời tuyên bố phổ quát, tôi bắt đầu tồn tại.
Ruột và não bắt đầu phát triển một tuần sau đó. Chúng là những sinh vật thuỷ cư, là những bào thai nhỏ trong một bào thai lớn, chúng nhìn thấy và bắt chước nhau. Chúng được nuôi dưỡng và bảo vệ khỏi sự nguy hiểm của môi trường bên ngoài. Những tế bào bé nhỏ giúp bộ não trở thành một cơ thể riêng biệt; nó thông thái, thận trọng và đầy sự cảnh giác; nó trở thành một cơ quan trưởng thành hơn tuổi, chứng kiến sự ra đời của những giác quan, và quan sát được mối quan hệ đặc biệt giữa bào thai con và lòng người mẹ. Chúng nhận thức được bên ngoài cơ thể nhỏ bé là một cơ thể lớn hơn, đang tìm cách nuôi dưỡng và bảo vệ chúng khỏi một thế giới khác, của những điều kì lạ. Cái cơ thể to lớn kia đang từng ngày gần gũi chúng, những tế bào đang từng bước tạo thành hình. Sự kết nối bản năng không chỉ dừng lại ở cơ thể vật lý mà còn được tạo nên bởi sự giao tiếp giữa bào thai và mẹ. Điều đó tạo nên một thứ ngôn ngữ được nó tiếp nhận một cách bản năng: tiếng của mẹ.
Tiếng nói của người mẹ là một hỗn hợp các tín hiệu và âm thanh xung quanh vùng an toàn của bào thai mà bộ não ghi nhận được. Cùng lúc với sự thành hình của một cơ thể, bộ não của nó đã khôn ngoan hơn. Mẹ có thể là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó đã dần làm quen được âm thanh đó, tiếng nói của người bảo vệ, được gắn liền với những cảm xúc đầu tiên của một con người: sự an toàn. Ruột đứa bé nối liền với ruột người mẹ, mọi cảm xúc của người mẹ được giao tiếp đến nó. Thứ ngôn ngữ đó chính là khởi thuỷ của tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của bản năng, tiếng nói phồn thực, tiếng nói bằng chính ruột gan của người mẹ mà nó đã nghe, đã tiếp nhận được từ cõi thứ nhất của cuộc đời này.
Ex utero, cuộc đời thứ hai
Cái chết của nó được đếm ngược kể từ lúc tiếng khóc chào đời cất lên. Ex utero, dây rốn đã bị cắt, đứa bé rời khỏi lòng người mẹ, rời khỏi cuộc đời đầu tiên của nó để đến với một thế giới xa lạ. Từ đây, nó rời xa cái ổ an toàn vĩnh viễn. Tiếng khóc chào đời là một tiếng chuông điểm, và sợi dây rốn đứt đôi đánh dấu sự bỏ rơi đầu tiên. Đứa trẻ bé bỏng còn giữ lại một phần dây rốn được nối với ruột gan của nó và một phần của người mẹ, sợi chỉ của Ariadne, một kim chỉ nam để nó tồn tại trong mê lộ hoang dã ngoài kia.
Bộ não là sinh vật khôn ngoan nhất của con người, tồn tại song song nhưng lại có một đời sống riêng, một đời sống tinh thần và trí tuệ vượt trên hẳn những cơ quan xác thịt khác. Kể từ lúc nhận biết được về sự sống, nó đã lờ mờ nhận ra đích đến ở cuối con đường là gì. Giây phút nhận ra trạng thái hữu diệt cũng là giây phút khủng hoảng hiện sinh được bắt đầu. Nếu mọi con đường đều đi đến cái chết, những giây phút sống còn có ý nghĩa gì? Nó hoang mang giữa sự ngớ ngẩn của việc tồn tại và như bao trí tuệ khác, nó tìm đến ý nghĩa tồn tại của mình, mục đích sống, sự hưởng thụ, sự chuộc tội hay thậm chí sự bất tử. Những điều đó được tìm thấy ở đâu? Tri thức, tôn giáo, quyền lực chính trị, thậm chí những khoái lạc xa hoa. Nhưng đến cả Sisyphus quyền năng của Corinth, kẻ tắm máu giải khuây những người lữ hành, kẻ phỉnh gạt thần chết ở vực Tartarus sâu thẳm, vẫn không thoát khỏi số phận phải lặp đi lặp lại việc dùng đôi vai của mình đẩy hòn đá lên một ngọn đồi. Chẳng lẽ sự sống lại vô nghĩa như vậy sao?
Cuộc đời thứ hai của một con người tưởng sẽ trôi qua một cách nhạt nhẽo, vô nghĩa thì người mẹ của nó biến mất. Cái chết của người mẹ là sự bỏ rơi thứ hai. Những gì còn lại là một khoảng không, không còn người mẹ, không còn đầu bên kia của sợi chỉ, chỉ còn lại một sự lạc lõng đến bất hạnh. Con người sẽ phải đối diện với sự bất hạnh ấy như thế nào?
Nỗi đau và tình yêu có cùng chung với nhau một điểm, chúng hành xử như một căn bệnh, điều chúng làm là lấy đi một phần của người đang mang trong mình căn bệnh đó và để họ lại với một thân thể yếu ớt đến tội nghiệp. Phần lớn thời gian, con người chỉ dựa vào bộ não khôn ngoan của mình để giúp họ tỉnh táo, sống một cách lý trí hơn là chìm đắm trong quả cầu u sầu đó. Bộ não có một nhiệm vụ mà nó cho là cao cả, bằng cách đánh lừa con người khỏi những cảm xúc mãnh liệt với ý nghĩ đang bảo vệ vật chủ của nó. Bảo vệ họ trước những điều cơ thể họ không hiểu được.
Đời sống thứ hai là cuộc đời dài nhất, nhưng cũng là cuộc đời mà con người cần nhiều thời gian để sẵn sàng sống với nó nhất. Nỗi đau nào cũng trở nên quen thuộc hơn theo thời gian. Đó là lúc bộ não của con người sẵn sàng đối diện với nó, thứ cảm xúc mãnh liệt, một đứa con hoang. Đó là một khoảnh khắc khi nhìn vào gương, nó thấy hình ảnh người mẹ đã quay về với nó, trong ánh mắt, nụ cười, trong tiếng nói của chính nó. Từ đây, bộ não của nó đã sẵn sàng nhìn thấy nỗi đau đó trên ruột gan nó, bên trong người bạn thuỷ cư đồng hành từ những ngày đầu tiên. Khi bộ não tìm cách né tránh thì ruột gan nó lặng lẽ tiếp nhận nỗi đau, và từng ngày kiên nhẫn sống với nỗi đau đó. Nỗi đau là thứ nối liền với đầu bên kia của sợi chỉ, với ruột gan của mẹ nó. Và đến khi bộ não sẵn sàng gọi tên nỗi bất hạnh của con người, nó đã biết cách sử dụng cái di sản mà người mẹ dành cho nó.
Di sản của người mẹ là tiếng nói bản năng, còn cơ thể con người không chỉ là con tàu chứa cảm xúc, không chỉ là một điểm gặp gỡ giữa những hiện tượng bên ngoài và thế giới nội tâm, mà còn là ngôi đền thiêng liêng giữa đứa bé nhỏ nhắn và người mẹ của mình, ngôi đền được tạo bởi ruột gan của mẹ nó.
Như vậy, giây phút thừa nhận cơ thể của mình chính là giây phút con người bắt đầu sống cuộc đời thứ hai của nó một cách bình thản.
Tôi chỉ còn có một cơ thể trong một số phận này mà thôi.
Cuộc đời cuối cùng, a happy death.
Cuộc đời cuối cùng bắt đầu khi con người chấp nhận sự hữu diệt của mình. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài từ lúc bộ não con người chấp nhận bỏ cuộc chạy theo thuyết trường sinh bất lão cho đến lúc chuẩn bị tinh thần cho một cánh cửa mới để mở ra một cuộc đời xa lạ không có ai còn có thể quay về chỉ bảo nó.
Điều ảm đạm nhất của chặng đường cuối cùng này là sự suy tàn của bộ não. Bộ não, kẻ khôn ngoan nhất, luôn là chiến binh mạnh mẽ nhất trong bộ máy của con người. Bộ não phải chứng kiến cảnh người mẹ của nó chết, chứng kiến sự sụp đổ của thế giới chung quanh. Nó bảo vệ con người bằng cách cất giấu nỗi đau, bằng những lời nói dối ngọt ngào, bằng những lớp màn sương mù ngăn chặn nỗi đau kí ức tìm về. Khi giai đoạn thứ hai đi đến chặng đường cuối, bộ não phải chứng kiến cơ thể con người, ngôi đền của người mẹ, suy sụp từng ngày một.
Sợi chỉ của Ariadne, ta sẽ phải làm sao để cái chết đến một cách nhẹ nhàng nhất? A happy death, một cái chết đẹp.
Cuộc đời thứ hai bắt đầu khi bộ não chấp nhận sự lụi tàn của cơ thể, còn cái chết, chặng đường cuối cùng bắt đầu khi bộ não khôn ngoan ấy học được cách từ bỏ cơ thể mà nó từng học cách tôn sùng. Morphine. Bộ não dần dần mất đi ý thức về thời gian, nó nằm ngủ như một con chó già để giúp cơ thể chuẩn bị cho những gì sắp đến. Nó mơ màng, không còn nghĩ ngợi nữa và hoàn toàn im lặng. Một sự bình yên cô độc. Khi chiếc đồng hồ đếm ngược gần chạm mốc, từng bộ phận lặng lẽ rời bỏ sự sống, zero, để cho trái tim làm nhiệm vụ cuối cùng: cất tiếng nói thứ ngôn ngữ phổ quát. Tôi đã ngưng tồn tại.
Bộ não chấp nhận từ bỏ thân thể nằm lại để ra đi. Sợi chỉ của Ariadne đưa nó về trạng thái từng quen thuộc, một hòn đá như những hòn đá khác.
Nó đã đạt được happy death của mình.
Phụ lục
Với một đứa bé, ngôn ngữ nói lại là thứ gần với tiếng của mẹ nhất mà bộ não nó ghi nhận được từ những ngày đầu tiên còn nằm trong lòng người mẹ. Tiếng nói ấy là một người bạn đồng hành, một món quà ngẫu nhiên cho ngày chia lìa cuống rốn, tiếng nói ấy được tạo thành từ những câu chuyện, những lời ru. Sự tạo thành vô thức ấy là khởi thuỷ cho hệ thống ngôn ngữ đầu tiên của một đứa bé: tiếng mẹ đẻ. Một thứ ngôn ngữ kế thừa, ngôn ngữ chạy trong mạch máu, chảy về tim, về gan. Như vậy học một ngôn ngữ nói khác với tiếng mẹ đẻ là hành động lặp lại theo một người khác, ngoài mẹ của nó, là học một thói quen mới để cơ bắp của bộ não ghi nhớ. Và với ngôn ngữ nói mới đó, nó trở thành một con người khác.
Từ khi nào mà nhân loại rời xa thứ ngôn ngữ tượng hình để hiểu nhau qua những kí tự chữ viết? Có lẽ sự hình thành chữ viết đi cùng với sự phát triển của những cộng đồng chính trị, ở thời điểm mà danh tính của nó cần sự đồng nhất về lịch sử, văn học và tư tưởng. Ngôn ngữ viết là sự trừu tượng được kí hiệu hoá bằng hệ thống chữ cái, là bộ mặt triết học của một nền văn minh. Một nền văn hoá có hệ thống từ ngữ phức tạp là một nền văn hoá có khát khao hướng tới sự đa dạng và sâu sắc của văn chương, học thuật và triết học. Học một ngôn ngữ viết là một hành động có chủ ý, khác với sự vô thức tiếp nhận của ngôn ngữ nói. Như vậy, thành thạo một ngôn ngữ viết tức là sự vận động của bộ não. Nó không chỉ ghi nhớ, lặp lại một hệ thống kí hiệu mà còn là sự tiếp nhận một nền tư tưởng mới, một hệ thống văn minh, một bản sắc chính trị khác.
Nỗi buồn – sầu – 悶 – 愁 – sadness – melancholy
Như vậy, làm sao hiểu nghĩa được buồn? Buồn, vui, yêu, ghét, khổ đau, hận thù — chúng đều là những tên gọi mà bộ não con người học được và ghi nhớ vào trong dữ liệu từ ngữ của mình. Nhưng chúng có nghĩa là gì? Sự tạo nghĩa thông thường diễn ra khi các giác quan làm việc với nhau, ví dụ như khi mắt thấy, tai nghe, lưỡi nếm, da thịt đụng chạm, những hiện tượng đó được chuyển hoá thành tín hiệu, gởi về não. Khi bộ não tiến hành công việc, nó sẽ phân tích, lục lọi mớ dữ liệu của nó và xác định cái hiện tượng được tiếp nhận đó có nghĩa là gì. Nhưng phải làm sao để tạo nghĩa cho cảm xúc? Hầu hết các ngôn ngữ viết đều là những ngôn ngữ mới, chúng là những kí hiệu xa lạ cho người lần đầu tiếp xúc. B-u-ồ-n, s-ầ-u, hay s-a-d-n-e-s-s, hay m-e-l-a-n-c-h-o-l-y, về mặt kí hiệu. Với một đứa bé, đều có ý nghĩa xa lạ giống nhau.
Khi tìm hiểu về nguồn gốc, chữ buồn có thể là dị âm với chữ muộn 悶, trong muộn phiền. Phân tích chữ Hán để nói về buồn thì có thể hiểu đại khái thế này:
悶: heart radical心 , between 門 (door)
愁: heart radical 心 below 秋 (autumn)
Có thể thấy trong tiếng Hán, hình tượng trái tim hay là bộ tâm được dùng rất nhiều để diễn tả cảm xúc, ngoài buồn sầu ra thì còn có 愛 (yêu: bộ tâm và chữ thụ 受) hay 悲 (bi: cũng là buồn, chữ tâm nằm dưới chữ phi 非). Như vậy, ở một ngôn ngữ viết không có bề dày tư tưởng lâu đời, việc giải nghĩa mặt chữ phải cần sự liên đới đến ngôn ngữ khác mà chúng vay mượn. Một đứa bé khi có ngôn ngữ viết đầu tiên của mình là Hán tự, sự giải nghĩa về buồn, sadness hay melacholy hầu hết đều quy về chữ Hán, sự lãnh hội tư tưởng đầu tiên của nó.
Nhưng nếu ngôn ngữ viết đầu tiên của nó là tiếng Việt, ngoài việc chấp nhận buồn là tên gọi của một loại cảm xúc, làm sao để nó giải nghĩa cảm xúc đó? Đây là lúc nó sử dụng đến cuộn chỉ của Ariadne — ngôn ngữ của mẹ.
Để nói về nỗi buồn, một người nói tiếng Việt còn có cách ẩn dụ cảm xúc đó đến những thứ có thể thấy, nếm, và sờ mó được. Buồn như cha chết mẹ chết, rũ như tàu lá chuối, tiu nghỉu như chó cụp đuôi, buồn như mất sổ gạo. Hoặc sâu sắc hơn, bằng cách diễn tả cách nỗi buồn tác động lên cơ thể của họ. Đau lòng, nẫu ruột nẫu gan, lòng nặng trĩu, ruột đau như cắt. Một sự ẩn dụ duy cảm.
Người Hy Lạp cầu khẩn Đất Mẹ Gaia qua những lời thề. Trong thần thoại Hy Lạp, mẹ Gaia được sinh ra từ những hỗn mang, cùng với ái tình, đêm tối, vực thẳm, và địa ngục Tartarus — nằm sâu trong lòng đất. Bà phối ngẫu với người con trai đầu của mình là Uranus, bầu trời, để sinh ra những vị thần Titan, những tên khổng lồ một mắt Cyclops và quái vật Hecatonchire. Do xấu hổ với hình thù của những đứa con quái dị mà Uranus đã đày Cyclops và Hecatonchire xuống tận sâu địa ngục Tartarus vô tận. Sự cầm tù những đứa con ở sâu bên trong ruột của mình đã tạo ra những nỗi đau cùng cực cho người mẹ của chúng, và bằng cách tạo ra những dòng nham thạch, Gaia yêu cầu những đứa con Titan của mình rèn chúng thành vũ khí, để tìm cách lật đổ bầu trời. Uranus bị lật đổ và từ đó đưa con út của ông lên ngôi thay cho cha mình.
Là cái nôi của hệ sinh thái , của những cộng sinh tự nhiên, nuôi dưỡng cả sự sống và cái chết, hình ảnh của đất, vì thế, trở thành một sự trừu tượng thiêng liêng hơn cả. Đất Mẹ Gaia hiện diện dưới dạng lời thề cao quý nhất trong những tác phẩm thơ ca cổ đại. Cũng không rõ sự so sánh nào xuất hiện trước tiên, hình tượng đất gắn liền với người mẹ có lẽ bởi khả năng nuôi dưỡng và sản sinh ra mọi vật từ bên trong đất, hay lòng mẹ sâu thẳm và giàu có như lòng đất, nhưng với với một nghệ sĩ tạo hình, đất là chất liệu bản năng và lâu đời như cách một đứa trẻ nhận ra và sử dụng tiếng mẹ đẻ. Tuy vậy, để tạo ra một hệ thống văn chương và triết lý có giá trị với thời gian, điều đó cần một người sáng tác không chỉ hiểu và nhuần nhuyễn ngôn ngữ của họ mà còn đòi hỏi một tư duy vượt qua cái nguồn gốc và thời đại của mình, vượt qua sự duy cảm và cả thân thể chứa đựng nó. Một tác phẩm ý niệm có thể tồn tại lên trên được cái bóng ma của chất liệu hay không chính nhờ vào khả năng trừu tượng của người nghệ sĩ, một nhà tư tưởng biết cách biến chất liệu thành ngôn ngữ riêng của mình mà mỗi sáng tác là một triết lý nho nhỏ của riêng họ. Một sự rời bỏ chất liệu để đạt đến một tham vọng tự do.
Sợi chỉ của Adriadne giúp chàng Theseus vượt qua ma trận và đánh bại quái vật Minotaur. Sau đó chàng bỏ rơi Adriadne trên một hòn đảo và lên thuyền đi xa tiếp tục những chuyến phiêu lưu đầy tham vọng của mình.