‘An Anatomy of Sadness’ by Bui Cong Khanh
Opening: 17:00 – 20:00 @ 15.11.2024
Duration: 15.11.2024 – 15.02.2025
Opening hours: T3 (Tue) – T7 (Sat) @ 11:00 – 18:00
Location: Sàn Art, B6.17&16, Millennium Masteri, Disct 4 , HCMCity, Vietnam
‘Chín chiều ruột đau’ – Bùi Công Khánh
Khai mạc: 17:00 – 20:00 @ 15.11.2024
Thời gian: 15.11.2024 – 15.02.2025
Giờ mở cửa: T3 (Tue) – T7 (Sat) @ 11:00 – 18:00
Địa điểm: Sàn Art, B6.17&16, Millennium Masteri, Quận 4
“As a child, I was haunted by dreams that wove through my feverish chills, drawing me into a three-dimensional space where my doussie wood bed stretched long and wide, with a green-and-red rush mat resembling a field of colorful crops. There I lay, exposed and alone on the ‘bed field,’ my eyes wide open, my body curled tight, squinting at a shadowy figure gliding by, shifting and transforming its shape like dark clouds. Terror gripped me as my body grew limp and swayed upon the bed, which kept deforming beneath me.
Until I grew up…”
Within these recurring dreams of an exhausted body, an awareness – and then an anatomy – took shape. This anatomy, aside from acknowledging abstract meanings assigned to the body, dissects the flesh to examine the blood and innards that once connected us to the body of our mother. Result? Pain? Disgust when confronted with an alienated endoscopy, compared to our imagination of the self? Waiting for death? Acceptance.
The artist Bui Cong Khanh and Sàn Art gladly invite you all to enter the space of ‘An Anatomy of Sadness’ to conduct a dissection of our bodies and contemplate these questions.
𝐀𝐛𝐨𝐮𝐭 𝐭𝐡𝐞 𝐚𝐫𝐭𝐢𝐬𝐭
Bui Cong Khanh graduated from the Oil painting department at the University of Fine Arts HCMC in 1998. From his undergraduate years, he expressed a keen interest in experimenting with new techniques and art forms. Since 2000, he has started practicing performance art and thus established himself as one of the leading performance artists in Saigon, alongside Ly Hoang Ly and others. During this time, he also created installation and video art that conceptually engage with social phenomena and negative aspects of development projects which forcefully displaced many communities from the land they belong to.
Ten years ago, Bui Cong Khanh decided to return to his hometown of Hoi An where he reconnected with his family. This reconnection shifts his interests to personal identity, the history of his family and community, and historical gaps faced by his ancestors.
Reference: https://san-art.co/exhibition/an-anatomy-of-sadness
“Hồi còn nhỏ nỗi ám ảnh của tôi là những giấc mơ xen lẫn giữa những cơn sốt nóng lạnh, lúc đó tôi cảm giác như mình đang bước vào một không gian ba chiều, cái giường gỗ gõ trở nên rộng thênh thang với cái chiếu cói in màu xanh đỏ nhìn như những đám ruộng trồng nhiều loại hoa màu khác nhau. Tôi nằm chênh vênh trơ trụi giữa “cánh đồng giường” tôi mở to mắt, cơ thể co rúm lại nheo mắt nhìn một ‘bóng hình’ đen thẫm, di chuyển và biến đổi hình hài như những đám mây đen. Tôi khiếp hãi vì sợ bởi vì lúc đó cơ thể của tôi mềm nhũn ra, chao đảo trên chiếc giường cứ biến dạng liên tục.
Cho tới lúc lớn lên…”
Chính trong những giấc chiêm bao nối dài của cơ thể mệt lả, nhận thức và sau đó một cuộc giải phẫu hình thành. Không chỉ thừa nhận ý nghĩa trừu tượng được gán lên cơ thể, mà mổ xẻ xác thịt để thấy máu và tim gan, một phần đã từng gắn kết với cơ thể người mẹ. Kết cục? Đớn đau? Kinh tởm khi nhìn cái nội soi xa lạ với hình dung về bản thân? Chờ đợi cái chết? Chấp nhận.
Nghệ sĩ Bùi Công Khánh và Sàn Art thân mời mọi người bước vào không gian của ‘Chín chiều ruột đau’ để tham gia vào một cuộc giải phẫu và nghĩ về những câu hỏi ấy.
𝐕𝐞̂̀ 𝐧𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐬𝐢̃
Bùi Công Khánh tốt nghiệp khoa sơn dầu từ trường Đại Học Mỹ Thuật TPHCM năm 1998. Ngay từ thời còn là sinh viên anh luôn là người thích khám phá những cái mới mẻ trong kỹ thuật cũng như các hình thức nghệ thuật hiện đại, bằng chứng là từ năm 2000 anh đã bắt đầu thực hành trình diễn và được xem là một trong những nghệ sĩ trình diễn đầu tiên của Sài Gòn cùng với Ly Hoàng Ly và những nghệ sĩ khác. Trong giai đoạn này Bùi Công Khánh cũng bắt đầu thực hiện các tác phẩm sắp đặt, video-art mang tính ý niệm sâu sắc về những vấn đề của xã hội và mặt trái của sự phát triển nhanh chóng dẫn đến sự dịch chuyển bắt buộc những cộng đồng cư dân ra khỏi nơi mà họ đã từng thuộc về.
10 năm trước khi Bùi Công Khánh quyết định quay về Hội An sinh sống anh đã có cơ hội gần gũi với gia đình, vì vậy mối bận tâm của anh đã bắt đầu xoay quanh về vấn đề bản sắc cá nhân, lịch sử gia đình cũng như cộng đồng mà cha mẹ và ông bà anh đã và đang thuộc về, những khoảng trống trong lịch sử mà họ đang gặp phải khiến anh phải đi tìm câu trả lời.